Nội dung bài viết
STEM là viết tắt của các môn học Khoa học (Science), Công nghệ (Technology), Kỹ thuật (Engineering) và Toán (Math). Khóa học Stem là chương trình giảng dạy kết hợp các môn học trên để giúp học sinh phát triển “các kỹ năng của thế kỷ 21” để thành công trong môi trường làm việc tương lai.
Hiểu thêm về khóa học STEM
Điều tách biệt khóa học STEM khỏi giáo dục truyền thống là môi trường học tập kết hợp và cho học sinh thấy rõ các ứng dụng vào cuộc sống hàng ngày như thế nào. STEM dạy học sinh cách tư duy tính toán và tập trung vào các ứng dụng thực tế của việc giải quyết vấn đề. Tóm gọn, nhiệm vụ của khóa học STEM là giúp các bé phát triển năng lực sáng tạo, vui vẻ và học tập tích cực trong lớp học.
Thông thường, các lớp học STEM, sẽ được tổ chức dưới dạng các dự án thực hành, đặc biệt là khóa học stem robotics. Trong quá trình học, các em được khuyến khích sự sáng tạo bằng cách trình bày vấn đề hoặc thách thức tương đương với hướng đi tiềm năng và không có sự đánh giá đúng, sai ở đây. Qua đó, các em tự suy ngẫm, thiết kế, xây dựng và sau đó tự đưa ra cách giải quyết vấn đề tuân thủ quy định trong môn học. Học bằng cách làm (learning by doing) giúp các em tự rút ra bài học cho mình ở những lần sau.
Xem thêm: Stem là gì
Tương lai rộng mở khi trẻ được tiếp cận STEM sớm
Nắm vững kiến thức và áp dụng được kiến thức đó vào cuộc sống thì con đường sự nghiệp rất dễ tiến thẳng vào các công ty, tập đoàn đa quốc gia. Ví dụ một số ngành như: kỹ sư hàng không, nhà du hành vũ trụ, nhà thiết kế máy bay, kỹ sư ô tô đều cần đến khả năng tính toán và tư duy khoa học, toán học nổi trội.
Ngoài ra, các ngành nghề khác mang đến thu nhập cao cũng cần đến những người thông thạo STEM. Điển hình là những người có đầu óc kinh doanh trong các lĩnh vực như tài chính và kế toán, xây dựng, viễn thông,… hoặc bác sĩ, chuyên gia truyền thông, chuyên gia nông nghiệp,… và thậm chí cả đào tạo thể thao cũng cần có yếu tố STEM trong đó.
Lợi ích khi các bé học Khóa học Stem
Kỹ năng quan sát:
- So sánh và đối chiếu giữa các vật.
- Gộp nhóm và phân loại dựa trên sự giống nhau và khác nhau giữa các vật.
- Tìm kiếm và xử lý được những thông tin phù hợp từ nhiều nguồn khác nhau.
- Nêu được lý do quyết định, xác định được các quy luật của số liệu, thông tin, dữ kiện.
Kỹ năng lên kế hoạch:
- Trẻ biết cách đặt những câu hỏi có tính khoa học..
- Xác định được các bằng chứng phù hợp, chặt chẽ, có tính khoa học để trả lời cho câu hỏi.
- Đề xuất giả thuyết và dự đoán kết quả của những tình huống thay đổi.
- Xác định được các biến, các yếu tố có thể gây ảnh hưởng đến việc khảo sát.
- Chuẩn bị, lên kế hoạch những phương pháp dùng trong khảo sát.
- Lựa chọn thiết bị và dụng cụ phù hợp khi thực hiện hoặc có thể hiểu được hạn chế của thiết bị để đề xuất các phương án thay thế.
- Lựa chọn phương pháp kỹ thuật thực hành phù hợp để thực hiện nhiệm vụ.
Xem thêm: Trung tâm giáo dục Stem
Kỹ năng thực hành
- Áp dụng kỹ thuật lấy mẫu trong những tình huống cụ thể.
- Sử dụng các thiết bị phù hợp để thực hiện quy trình.
- Tiến hành quan sát và đo đạc, lựa chọn phép đo đạc phù hợp cho những yêu cầu khác nhau.
- Thu thập và ghi nhận được số liệu.
- Thực hành theo các quy định an toàn tại nơi thực hiện thí nghiệm như phòng thí nghiệm, lớp học.
Kỹ năng phân tích và toán học:
- Tính toán và đưa ra kết quả với độ chính xác phù hợp.
- Sử dụng các đại lượng và các đơn vị theo chuẩn.
- Trình bày số liệu bằng cách sử dụng đồ thị, biểu đồ.
- Phân tích số liệu và đồ thị.
- Sử dụng phương trình đơn giản để giải quyết vấn đề.
- Thực hiện phân tích toán học.
- Sử dụng các mô hình (khóa học STEM robotics) và lý thuyết để dự đoán kết quả và xu hướng.
Kỹ năng đánh giá:
- Phân tích lỗi trong dữ liệu có được.
- Đánh giá và cải thiện phương pháp.
- Phân tích bằng chứng để đưa ra kết quả chính xác.
- Đánh giá phương pháp trình bày.
- Đánh giá luận điểm khoa học và đưa ra các bằng chứng phù hợp.
- Đánh giá các mô hình khoa học.
- Biết đánh giá rủi ro và lợi ích của các yếu tố một cách chặt chẽ, khoa học.
- Xem xét những hạn chế và đạo đức của khoa học.
Kỹ năng giao tiếp:
- Biết cách sắp xếp thông tin từ nhiều nguồn khác nhau.
- Đề xuất được phương pháp để mô tả cách thực hiện nhiệm vụ.
- Biết cách trình bày giải pháp khoa học, hiệu quả.
- Đưa ra cách giải thích hợp lý cho các quan sát.
- Có thể lập luận, lý giải với các bằng chứng hỗ trợ.
- Có kỹ năng giao tiếp hiệu quả với người nghe, có thể sử dụng các thuật ngữ khoa học đúng ngữ cảnh.
Khóa học Steam ở iTrainKids Việt Nam có gì đặc biệt?
Tại iTrainKids Việt Nam, chúng tôi chú trọng vào chữ “T” (Technology) và “E” (Engineering) trong Stem. Đây là hai khía cạnh rất ít được khai thác trong các lớp học Stem khác ở Việt Nam. Tuy nhiên, mô hình học STEM lại thiếu mất đi bộ môn Nghệ thuật (Art), môn học truyền cảm hứng nhất. Vì thế, khóa học STEAM được ra đời thay thế, bổ sung khiếm khuyết cho STEM.
5 môn học Khoa học (Science), Công nghệ (Technology), Kỹ thuật (Engineering), Nghệ thuật (Art) và Toán (Math) được giảng dạy theo cách “making” (chế tạo) xuyên suốt ở iTrainKids Việt Nam. Trong quá trình chế tạo các sản phẩm, học sinh tiếp thu kiến thức về công nghệ (ngôn ngữ lập trình, bộ xử lý, máy in 3D…), kỹ thuật (cách sử dụng các công cụ để chế tạo sản phẩm) và toán học (tính toán các giá trị chính xác để lập trình hay xác định kích thước phù hợp của sản phẩm cần chế tạo…).
Nếu trường học của con bạn chưa được áp dụng lớp học STEM thì hãy thử cho trẻ trải nghiệm khóa học STEAM tại iTrainKids. Tại iTrainKids từng bài học được thiết kế một cách bài bản, giúp học sinh phát triển và rèn luyện các năng lực và phẩm chất cần có của thế kỷ 21. Trong đó, quan trọng nhất là tư duy sáng tạo, tính kiên trì, không ngại thử và sai.
Xem chi tiết: Khóa học Steam
Đăng ký tham gia khóa học Steam tại iTrainKids Việt Nam
Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để đăng ký và trải nghiệm thử lớp học Steam miễn phí chỉ có ở iTrainKids Việt Nam.